Trường Dạy Nghề

Trung tâm dạy nghề ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ có một trường dạy nghề tầm cỡ, đào tạo ra các giáo viên dạy nghề đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu dạy – học nghề của người dân tại khu vực này.

Trường Dạy Nghề

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Vĩnh Long vừa mới được thành lập cách đây chưa tròn một năm – ngày 11/11/2013, nhưng đã có nhiều thành trích phát triển nổi trội vượt bậc trong lĩnh vực đào tạo – dạy học.

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Vĩnh Long hiện đã mở được 6 ngành đào tạo bậc đại học và trường đang phấn đấu để trở thành một trường dạy nghề – đào tạo giáo diên dạy nghề hàng đầu ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực này cũng như góp phần chung vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

Trường DHSPKT Vĩnh Long sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực giáo viên dạy nghề đoạt chuẩn cho các trường dạy nghề tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía nam. Kết hợp với hoạt động mở rộng liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học uy tín khác ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore v.v.. trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long đặc biệt chú trọng đến sự phát triển nhân lực chung của cả khu vực. Đặc biệt là các tỉnh ở miền tây như Long An, Tây Ninh, Hậu Giang v.v.. và đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Đại Học Sư Phạm Vĩnh Long với Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đang tiếp tục xây dựng để trở thành Trung Tâm Đánh Giá Kỹ Năng Nghề Quốc Tế, tạo điều kiện giao lưu – hợp tác với các tổ chức – đơn vị ở các nước trên thế giới nhằm giúp nguồn lao động Việt Nam có thể xuất khẩu trình độ cao ra thị trường nước ngoài.

Theo thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã Hội, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện đang là vùng có tỉ lệ người học nghề thấp nhất cả nước. Toàn khu vực này có khoảng 280 cơ sở dạy nghề lớn nhỏ, chiếm 14% so với cả nước, nhưng đa số còn hoạt động lẻ tẻ. Cơ sở vật chất bị hạn chế, trang thiết bị thô sơ và đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đào tạo. Hiện tại, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 2500 giảng viên dạy nghề, nhu cầu thị trường dạy nghề cho thấy khu vực còn thiếu ít nhất 4000 giảng viên dạy nghề nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy.

Thực tế, sau các hoạt động khảo sát, thì chỉ có khoảng 50% trong tổng số 2500 giảng viên dạy nghề ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là đạt chuẩn. Số giáo viên dạy nghề còn lại đa phần chỉ là dạy dựa vào kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ giảng dạy, kỹ năng sư phạm và kiến thức chuyên môn cần phải được bổ túc nâng cao.

Hoạt động dạy nghề ở khu vực ĐBSCL hiện chưa được các tổ chức/doanh nghiệp / làng nghề chú ý và chú trọng đầu tư nên còn gặp không ít khó khăn cho sự phát triển.

Việc Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Vĩnh Long mở ra các chương trình đào tạo giảng viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những hoạt động đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy trực tiếp tới sự phát triển & đi lên của đời sống trong khu vực. Giúp giải quyết được tình trạng thất nghiệp và thiếu hụt thu nhập của các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, việc mở trường đào tạo giáo viên dạy nghề của ĐHSPKT TP.Vĩnh Long còn giúp tạo dựng nên một đội ngũ giảng viên dạy nghề chuyên nghiệp thực sự, đào tạo ra được các lớp học viên có tay nghề cứng – lành nghề, đáp ứng được các yêu cầu cao trên thị trường lao động trong & ngoài nước.

Bình luận về bài viết này